Tư vấn sức khỏe
Hỗ trợ trực tuyến
(04) 37738074
thanhtuvtc_89
Kinh doanh 1 Kinh doanh 1
thanhtuvtc_89
Số người online Số người online:
Khách thăm Hôm nay: 1078
Thành viên Hôm qua: 1273
Tổng cộng Tổng cộng: 10416293
Bảo vệ con tránh xa những nguy hiểm trong nhà

Bảo vệ con tránh xa những nguy hiểm trong nhà như thế nào là câu hỏi của nhiều bậc phụ huynh có con nhỏ

Bảo vệ con tránh xa những nguy hiểm trong nhà bằng cách nào?

Tiến sĩ Vũ Thu Hương (Giảng viên khoa Tiểu học - Đại học Sư phạm Hà Nội) chia sẻ trênVnExpress, bà dạy con tránh xa ổ điện bằng cách chủ động cầm tay con nhét vào ổ điện, dĩ nhiên là không vào tới nơi, cách xa cả chục cm.

Bị mẹ cầm tay và nhét vào đó đột ngột, phản ứng tự vệ của bé là kéo ra. Đồng thời, bà hét thật to: "Nhét tay vào đó đi cho nó giật cho đứt tay". Con giật thót mình, vừa kéo tay ra vừa khóc váng lên. Sau đó con không dám lại gần cái ổ điện nữa.

Với lan can ban công, bà cũng cầm vai con, vừa đẩy ra ngoài ban công vừa hét khiến con bé sợ cả cái ban công lẫn lan can, không dám ra đó. Mãi sau này hơn 10 tuổi, bé mới dám lại gần.

Cha mẹ tuyệt đối không hét khi con lại gần những nơi nguy hiểm trong nhà ổ điện, quạt, tủ lạnh, máy giặt, lan can, ban công cầu thang đến những thứ nhỏ lặt vặt như kim, dao kéo... Thứ nhất, cha mẹ hét và cấm sẽ khiến con càng tò mò, thứ hai có thể con giật mình, ngã và còn nguy hiểm hơn.

Bên cạnh việc dạy con tránh xa các thiết bị nguy hiểm trong nhà, cha mẹ cần chủ động lắp đặt các thiết bị phòng chống, để những thiết bị này ở xa tầm với của các con nhỏ.

Ví dụ: Các ổ điện đều có những cái thanh ngăn cản điện giật. Cha mẹ cần lắp toàn bộ các ổ điện an toàn, không nên để chừa lại bất kể cái nào. Trẻ thường rất tò mò và muốn thử làm theo khi thấy cha mẹ bật tắt các công tắc và rút ra cắm vào các ổ điện.

Ở các lan can ban công, các cha mẹ nên lắp lưới chống muỗi. Lưới này đủ sức ngăn các con lao mình ra ngoài ban công nhưng khi xảy ra hỏa hoạn, cần cứu người qua lối đó, nhân viên cảnh sát chữa cháy có thể cắt nó dễ dàng bằng kéo.

Về máy giặt, tuyệt đối không được để các vật gì gần đó thấp mà con có thể trèo lên. Máy giặt nên để ở khu vực xa phòng ngủ của bé, và tốt nhất là để trong một khu vực có cửa khóa. Khi nào cha mẹ giặt thì mở khóa, không thì khóa lại.

Cha mẹ cũng lưu ý tuyệt đối không bế con khi đang thao tác với các thiết bị này. Bế con khi làm những việc này rất nguy hiểm. Đã có trường hợp trẻ bị rơi vào nồi nước sôi do mẹ vừa bế con vừa nấu ăn.

Với con dưới hai tuổi, trong nhà nên có cũi. Khi cha mẹ bận rộn, khó có thể để mắt tới con, có thể cho con vào cũi. Trong đó con có thể khóc vì không được thoải mái nhưng con thực sự an toàn lúc cha mẹ bận rộn.

Hạn chế tối đa việc để con một mình. Điều này cần chú ý khi con dưới 4 tuổi, không để con ngủ một mình, khóa cửa đi đâu đó. Con luôn phải được để mắt đến mọi lúc mọi nơi.

Con từ 4 tuổi trở lên, hãy dạy con sử dụng các thiết bị và cách sống an toàn với mọi vật dụng. Ban đầu, cha mẹ hãy chỉ con cách dùng kéo, dao, kim, rồi nâng dần các loại thiết bị khác, tùy thuộc vào khả năng tiếp thu và kỹ năng của con. Khi mới thực hành với các vật dụng đó, hãy chọn thứ an toàn nhất cho con.

Kéo đầu tù, nhỏ xíu bằng bàn tay của con, dao nhựa hoặc dao ăn, kim khâu len là những vật dụng có khả năng gây sát thương ít nhất. Hướng dẫn con thật cẩn thận để con có thể sử dụng tốt nhất mà không bị thương tích.

Dạy xong, đừng quên kiểm tra lại cho đến khi yên tâm là con thực sự an toàn mới rời mắt ra khỏi con độ nửa tiếng mỗi ngày. Tăng dần thời gian lên theo khả năng thành thục các kỹ năng và ý thức của con.

Mối nguy hiểm từ những đồ vật trong nhà với trẻ

Cây cảnh trong nhà

Theo Khám phá, một số loại cây cảnh chúng ta hay để trong nhà để làm đẹp có chứa độc tố nhưng không phải bậc cha mẹ nào cùng biết để đề phòng. Nếu trẻ ngắt lá của những loại cây đó cho vào miệng có thể gây loét niêm mạc, hoa mắt, chóng mặt, tiêu chảy, hoặc nặng hơn là tử vong. Những viên đá hay sỏi nhỏ được rải xung quanh chậu cây cảnh cũng có thể khiến bé gặp nguy hiểm nếu nuốt vào.

Các loại pin trong nhà

Một số gia đình có thói quen không vứt bỏ pin sau khi sử dụng mà giữ lại trong nhà, hoặc đôi khi các bậc cha mẹ bất cẩn khi cho con chơi các vật dụng, đồ chơi chạy pin. Bé nhỏ vốn tò mò nên rất có thể sẽ cho pin vào miệng nuốt, nhất là với các loại pin đồng hồ, pin điều khiển có kích thước nhỏ.

Nếu pin bị mắc lại ở thực quản, dạ dày hoặc ruột, dịch pin ăn mòn sẽ gây tổn thương niêm mạc gây loét.

Không những vậy, pin được làm bằng kim loại như kẽm, thủy ngân do đó vô cùng có hại cho trẻ. Khi trẻ nuốt phải, kẽm gây tiêu chảy cấp tính và ảnh hưởng đến quá trình phát triểncủa trẻ.

Ngộ độc thủy ngân có thể khiến trẻ bị bại não. Chính vì vậy, các mẹ nên nhớ giữ pin tránh xa tầm tay của trẻ.

Mỹ phẩm của mẹ

Có thể nói, mỗi mẹ đều có ít nhất một món đồ mỹ phẩm trong nhà và nếu mẹ không cất gọn cẩn thận thì rất dễ gây ảnh hưởng cho trẻ. Bởi tất cả các loại mỹ phẩm đều có chứa chì hay thủy ngân, nếu con chẳng may nghịch ngợm và nuốt phải sẽ có nguy cơ ngộ độc cao. Do đó các mẹ nên cất đồ trang điểm, các dụng cụ làm đẹp, các loại kem dưỡng… ở nơi an toàn, xa tầm tay tò mò của bé.

Kem đánh răng

Chắc hẳn các mẹ sẽ ngạc nhiên rằng một số thành phần trong kem đánh răng có thể nguy hại cho trẻ. Trẻ em thường nuốt một ít kem đánh răng khi vệ sinh răng miệng, nhưng nếu chúng đã nuốt tới một nửa tuýp kem đánh răng, mẹ cần phải đưa con đến bác sĩ ngay lập tức.

Một lượng lớn florua có thể rất nguy hiểm, cộng với sorbitol (thành phần giữ cho kem đánh răng không bị khô cứng) và sodium lauryl sulfate (thành phần tạo bọt cho kem đánh răng) dễ gây tiêu chảy và các vấn đề tiêu hóa khác. Vì vậy, mẹ nên cất kem khỏi tầm tay khi chúng đã đánh răng xong.

Joshua vs Usyk Live Joshua vs Usyk Live Stream Joshua vs Usyk Live Free Joshua vs Usyk 2 Live Joshua v Usyk 2 Live Joshua v Usyk 2 Live Stream UFC 278 Live UFC 278 Live Stream UFC 278 Live Free